Trung Quốc đã phải đương đầu với 65 vụ điều tra thương mại đưa ra bởi 17 quốc gia và khu vực trong nửa đầu của năm 2016, tăng 66,67% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Thương mại nước này cho biết vào hôm thứ Ba (19/7/2016).
Shen Danyang, phát ngôn viên của Bộ này cho biết, mặc dù sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại không phải là lý do cơ bản của sự suy giảm thương mại toàn cầu kéo dài, nhưng đó chắc chắn là một yếu tố.
Trong số 65 vụ, bao gồm 46 vụ điều tra chống bán phá giá và 13 vụ chống trợ cấp, được đưa ra bởi cả các nước phát triển và đang phát triển như Mỹ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia trong khoảng thời gian 6 tháng qua.
Trong số đó, Mỹ và Ấn Độ đã dẫn đầu trong việc khởi xướng các biện pháp thương mại từ tháng 1 – tháng 6 năm nay chống lại các sản phẩm của Trung Quốc bao gồm thép, nông nghiệp và sản phẩm quang điện, (Mỹ: 18 vụ; Ấn Độ: 15 vụ).
Chen Weidong, một giáo sư về thương mại toàn cầu tại Đại học Kinh tế và kinh doanh quốc tế tại Bắc Kinh cho biết, “Sau tất cả, tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn như Mỹ hay Liên minh châu Âu tăng và trở nên phức tạp hơn trong quan điểm về các dòng chảy thương mại rất lớn. Có thể có đấu tranh nhiều hơn nữa trên các quy tắc và tiêu chuẩn ảnh hưởng đến các dòng chảy thương mại trong nửa cuối năm”.
Mong muốn tìm một lối thoát, Tập đoàn thép Ansteel tại Liêu Ninh đã mở một nhà máy thép mới trong tháng 5 sản xuất các sản phẩm thép cao cấp được sử dụng trong sản xuất ô tô và các thiết bị gia dụng vì nhà sản xuất thép này tìm cách để nâng cấp sản phẩm của mình trong bối cảnh dư thừa nguồn cung thép chất lượng thấp và nhu cầu yếu ớt.
Các Bộ trưởng thương mại từ các nước G20 đã đi đến một sự đồng thuận về việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương hồi đầu tháng 7 tại Thượng Hải.
Họ cũng cam kết rằng các thành viên G20 tất cả sẽ phê chuẩn Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại trước khi kết thúc năm, và cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán về các vấn đề còn lại của Vòng đàm phán Doha.