Thứ tư , Tháng chín 11 2024

2016: Thép Trung Quốc chiếm hơn 50% thị phần nhập khẩu của Việt Nam

Trong năm 2016, phân bón và sắt thép là 2 trong số các nhóm hàng từ Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam, lần lượt chiếm 55% và 55,1%.

20_1_17

Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), năm 2016 nhập khẩu phân bón của Việt Nam giảm cả về lượng và trị giá. Cả năm ước tính đạt 4,15 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,11 tỉ USD, giảm 7,9% về lượng và 22% về trị giá.

Trong đó, tính đến hết tháng 11.2016, trong số những thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam thì Trung Quốc vẫn là nguồn cung chủ lực, chiếm tới 55% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước với 1,7 triệu tấn, trị giá 421,4 triệu USD.

Nguồn cung lớn đứng thứ hai là Nga, với 318,7 nghìn tấn chiếm 10%, trị giá 105,9 triệu USD. Kế đến là Indonesia, Canada với thị phần chiếm lần lượt 8%, 5% và các nước khác chiếm 22%.

Trong năm 2016, vấn đề nhập khẩu phân bón ồ ạt từ Trung Quốc làm mất cân đối thị trường tiêu thụ trong nước là mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón đã nhiều lần lên tiếng “kêu cứu” khi không bán được hàng do phải cạnh tranh gay gắt về giá với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.

Theo số liệu trên, nhập khẩu phân bón năm qua đã giảm cả về lượng và trị giá nhưng có điều đáng lưu ý, nhập khẩu phân ure vẫn tăng mạnh, hơn 40% về lượng. Một báo cáo của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình nêu rõ, nguồn cung của 4 nhà máy urê trong nước đã vượt cầu, cộng thêm nguồn cung từ nhập khẩu với giá rẻ đã tác động trực tiếp đến giá bán của Đạm Ninh Bình và công tác tiêu thụ.

Do vậy, nhiều kiến nghị đưa ra là cần áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm ure tương tự như phôi thép và bột ngọt để hạn chế hàng nhập khẩu quá rẻ trong thời gian qua, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và là nguyên nhân chính làm giá bán giảm dưới giá thành sản xuất.

Trong khi đó, mặt hàng sắt thép cũng không kém phần, sắt thép Trung Quốc vẫn chiếm tới 55,1% thị phần nhập khẩu của nước ta. Câu chuyện này đã từng là chủ đề “nóng” xuyên suốt cả năm 2016 khi mà ngành thép trong nước phải “gồng” mình đấu tranh về giá. Song khó khăn càng chồng chất khó khăn, thép giá rẻ Trung Quốc thì “ồ ạt” tràn vào mà ngành thép trong nước nỗ lực sản xuất vẫn không tìm được đầu ra. Cuối cùng, hàng loạt doanh nghiệp thép từ lớn đến nhỏ vẫn phải lên tiếng kêu cứu cơ quan quản lý.

Trong năm 2016, kim ngạch sắt thép nhập khẩu ước tính đạt 8.024 triệu USD, tăng 7,3% so với năm 2015 (tương ứng tăng 546 triệu USD). Trong đó, do lượng nhập khẩu tăng làm kim ngạch tăng 25,93% (tương ứng 1.939 triệu USD). Như vậy, kim ngạch sắt thép nhập khẩu năm 2016 vẫn tăng so với năm 2015 do lượng nhập khẩu tăng. Trong năm qua, nhìn chung diễn biến giá sắt thép nhập khẩu chủ yếu theo chiều tăng.

Các thị trường cung cấp sắt thép chính cho Việt Nam trong năm 2016 là Trung Quốc chiếm 55,1%, Nhật Bản chiếm 14,6%, Hàn Quốc chiếm 12,8% và Đài Loan chiếm 8,9% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm.

Để cứu ngành thép trong nước, năm 2016, Bộ Công Thương đã thực hiện áp dụng các biện pháp tự vệ với các loại thép nhập khẩu. Đơn cử như việc áp thuế 23,3% với phôi thép và 14.2% với thép dài.

Tin Tức Sắt Thép

Save

Save

Bài viết khác

Sản xuất chân bàn làm việc bằng thép tại nhà máy của Tennsco ở Dickson Tennessee Mỹ

Giá thép tăng vọt tạo thành Cơn sốt thép ở Mỹ

NỘI DUNG CHÍNHTrong năm 2016, phân bón và sắt thép là 2 trong số các …